Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp (chi tiết nhất) - Edison Schools

Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp (chi tiết nhất)

Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp (chi tiết nhất)

Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp (chi tiết nhất)

04/08/2022

Phép phân tích và tổng hợp là một trong những phép lập luận quan trọng đối với quá trình tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận. Qua bài học, các em sẽ được tìm hiểu khái niệm, vai trò và luyện tập vận dụng phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.

     I. Kiến thức cần nhớ:

1.  Khái niệm:

  • Phân tích là phép lập luận có chức năng trình bày các bộ phận, phương diện của vấn đề để chỉ ra được nội dung của sự vật hay hiện tượng. Để có thể phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta thường sử dụng các biện pháp như: nêu giả thiết, so sánh,lập luận giải thích, chứng minh…
  • Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra được cái chung từ những cái riêng đã phân tích.

2.  Vai trò:

  • Thông qua việc phân tích nhiều góc cạnh, chi tiết, phép lập luận phân tích giúp người đọc hiểu vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng, sâu sắc hơn. Ngoài ra, phép phân tích giúp chỉ ra các yếu tố đúng – sai, tốt – xấu của vấn đề, từ đó giúp người đọc rút ra được kết luận chính xác và khách quan nhất.
  • Phép lập luận tổng hợp giúp xâu chuỗi vấn đề, rút ra những điều chung từ các vấn đề riêng đã được phân tích.
  • Phép phân tích và tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau trong một bài văn sẽ giúp văn bản nghị luận chặt chẽ, có chiều sâu và tăng sức thuyết phục.

   II. Hướng dẫn soạn bài:

Câu a:

Ở phần đầu, bài viết đã nêu ra rất nhiều các dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hãy nêu ra hai luận điểm chính trong văn bản trên? Tác giả đã sử dụng phép lập luận nào để rút ra được hai luận điểm đó?

– Ở phần đầu, bài viết đã nêu ra những dẫn chứng về cách ăn mặc:

+ “mặc quần áo … đi chân đất”

+ “đi giày có bít tất đầy đủ nhưng …trước mặt mọi người”

→  Tác giả đã đưa dẫn chứng về những cách ăn mặc “không đẹp” . Rút ra nhận xét về vấn đề về ăn mặc “đẹp”, phù hợp với văn hóa và quy tắc.

– Hai luận điểm chính được nêu trong văn bản trên:

+ “Ăn cho mình, mặc cho người”: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, công việc, phải tuân thủ “quy tắc ngầm” là phù hợp với văn hóa xã hội.

+ “Y phục xứng kỳ đức”: Trang phục phải phù hợp với đạo đức, giản dị và hài hòa với môi trường xung quanh.

– Để rút ra được hai luận điểm đó, tác giả đã sử dụng phép phân tích:

+ Đưa ra các dẫn chứng:

  • Cô gái một mình trong hang không mặc váy
  • Anh thanh niên ngoài cánh đồng vắng không chải đầu mượt mà, diện áo sơ mi
  • Đi đám cưới không thể ăn mặc lôi thôi, mặt mũi lấm lem
  • Đi đám tang không mặc áo quần lòe loẹt, nói cười vô ý.
  • Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì … chẳng có gì đáng hãnh diện

+ Đưa ra các lý lẽ:

  • Dù mặc đẹp đến đâu mà không phù hợp thì cũng làm trò cười.
  • Cái đẹp luôn phải gắn với giản dị, phù hợp.

Câu b:

Sau khi đã nêu các biểu hiện của “những quy tắc ngầm” trong trang phục, tác giả đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Phép lập luận này hay được đặt ở vị trí nào trong bài văn?

– Sau khi đã nêu một số biểu hiện về những “quy tắc ngầm” của trang phục, tác giả đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề: “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội”.

– Qua đó, tác giả khẳng định lại vấn đề trang phục đẹp: Đó là trang phục:  hợp đạo đức, văn hóa, môi trường sống.

– Phép lập luận tổng hợp: được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài văn, có thể đặt ở phần kết luận của một đoạn trong bài hoặc toàn bộ văn bản để kết luận vấn đề.

  III.        Luyện tập:

Tìm hiểu về phép phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm.

Câu 1:

Luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” đã được tác giả phân tích để làm rõ như sau:

– Học vấn là việc của toàn thể nhân loại, là thành quả của nhân loại. Sách lại là nơi ghi chép, lưu giữ thành quả đó, vậy sách chính là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.

– Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để thấu hiểu, nắm vững được những thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ.

– Nếu không đọc sách, con người sẽ đi lùi, trở nên lạc hậu.

Câu 2:

Tác giả đã nêu ra và phân tích các lý do mà độc giả cần chọn sách để đọc:

– Sách có rất nhiều nên dễ khiến người ta đọc hời hợt,  không chuyên sâu, “liếc qua” nhiều nhưng “đọng lại” rất ít.

– Sách nhiều làm người đọc lạc hướng, nếu không biết chọn sách để đọc sẽ làm lãng phí sức lực và thời gian vào những cuốn sách không mang lại lợi ích gì.

– Kết hợp đọc cả sách kiến thức phổ thông và sách chuyên môn. Vì tri thức chuyên môn và tri thức có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 3:

– Đọc sách phải có chọn lọc, đọc mười quyển không quan trọng sẽ không bằng đọc kỹ một quyển mười lần.

– Đọc sách qua loa như “cưỡi ngựa qua chợ”, cốt để khoe khoang sẽ phí thời gian và sức lực. Việc học tập như thế chỉ là lừa dối bản thân và người khác, thể hiện phẩm chất tầm thường.

– Đọc sách kỹ sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy được tri thức.

– Đọc sách phổ thông và sách chuyên môn sâu thì kiến thức sẽ vững vàng, sâu rộng.

Câu 4:

Phân tích trong lập luận giúp:

– Trình bày nhiều phương diện, khía cạnh của vấn đề để đưa ra kết luận chi tiết và khách quan nhất.

– Giúp người đọc hiểu cặn kẽ, thấu đáo vấn đề.

– Giúp văn bản chặt chẽ và tăng sức thuyết phục hơn.

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học