Môi Trường Chuyên – Chọn Có Phải Là Giải Pháp Duy Nhất Để Phát Triển Tối Ưu Năng Lực Thực Chất? (Kỳ 1)

Môi Trường Chuyên – Chọn Có Phải Là Giải Pháp Duy Nhất Để Phát Triển Tối Ưu Năng Lực Thực Chất? (Kỳ 1)

Môi Trường Chuyên – Chọn Có Phải Là Giải Pháp Duy Nhất Để Phát Triển Tối Ưu Năng Lực Thực Chất? (Kỳ 1)

Thứ sáu, 26/06/2020

“Hiểu rõ tường tận bản chất cốt lõi thực sự của một sự việc là đi được một nửa quãng đường tái tạo nó!”

Trường chuyên – lớp chọn trước đây vốn là ước mơ đẹp đẽ, là mục tiêu phấn đấu của nhiều thế hệ, vì đó là môi trường dành cho những học sinh có khả năng vượt trội, được tuyển chọn, rèn luyện để trở thành những con người xuất sắc. Mọi người thường mặc định rằng trở thành học sinh trường chuyên – lớp chọn đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội thành công hơn người khác. Bởi môi trường tuyển chọn bao giờ cũng được đầu tư hơn hẳn  cả về cơ sở vật chất, chương trình lẫn giáo viên giỏi.

Edison Schools xin giới thiệu tác giả bài viết đầu tiên của chuyên mục “Góc nhìn Giáo dục” – Thạc sĩ Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring và Trường Phổ thông liên cấp Edison, người đã có 14 năm kinh nghiệm sáng lập, xây dựng, điều hành và phát triển Hệ thống Giáo dục Tư thục Song ngữ Quốc tế.

Kỳ 1 – Những Câu Hỏi Đặt Ra Về Mục Tiêu Và Giá Trị Thực Chất Của Môi Trường Chuyên – Chọn

  • Những giá trị cốt lõi, hiệu quả và tác dụng thực sự từ trường chuyên nào cần gìn giữ và phát triển? Nên phát triển bằng những mô hình mới nào để phù hợp với sự tiến lên của xã hội? Có hay không những “giá trị ảo” chỉ mang tính thời điểmđã khắc sâu vào tư duy lối mòn của nhiều thế hệ? 
  • Tại sao hằng năm, vào thời điểm xét tuyển trường chuyên-lớp chọn, vấn đề này lại rộ lên, nhưng rồi lại tiếp tục đi vào lối mòn với đường đua ngày càng hẹp và khắc nghiệt hơn?  Tại sao không ai bàn tới giải pháp cải thiện, thay thế để đáp ứng mục tiêu thực sự của giáo dục là phát triển năng lực tối ưu của mỗi học sinh, thay vì chỉ tập trung vào những “học sinh xuất sắc”??
  • Rốt cuộc, đâu mới là thước đo năng lực và mục tiêu đào tạo cần hướng tới? Phải chăng xã hội chúng ta trong những năm tháng qua vận hành bằng sự áp đặt từ những cái sẵn có, những giá trị, chuẩn mực của đám đông bất kể nó có thực sự phù hợp và mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và con cái chúng ta.
  • Trong một xã hội tiên tiến, để phát triển năng lực của một con người, khái niệm “xuất sắc” có nên đóng khung bằng thước đo học thuật? Rộng hơn nữa, việc trở thành một người có năng lực vượt trội có đồng nghĩa với một con người hữu ích, sáng tạo và hơn tất cả – là hạnh phúc? Vậy đâu là đích đến của giáo dục để phát triển tối ưu năng lực?

Còn Đó Những Dấu Hỏi Về Môi Trường Chuyên – Chọn

–   Phát triển năng lực một cách tối ưu là nhu cầu chính đáng của tất cả các học sinh. Nếu chỉ giới hạn ở những môi trường được đầu tư đặc biệt, đương nhiên công suất rất hạn chế đa phần chỉ tập trung ở các đô thị lớn. Do đó, tối đa hóa số lượng học sinh có cơ hội tiếp cận với giải pháp này chính là thách thức không nhỏ. Vậy “chuyên – chọn” có nhất thiết phải là một “ngôi trường” hay “lớp học” vật lý cụ thể hay không? Có giải pháp nào mang lại những giá trị truyền thống của môi trường chuyên – chọn và hơn thế nữa cho số đông học sinh hay không?

–   Đó là chưa kể đến những góc khuất trong việc xét tuyển. Hằng năm, vào thời điểm xét tuyển trường chuyên – lớp chọn, vấn đề này lại rộ lên hay âm ỉ lan truyền. Người ta nói với nhau về  những bất công hoặc biến tướng khiến đôi khi, những chuyện tiêu cực lại lấn át những giá trị tốt đẹp cốt lõi. Liệu có công bằng không với cách xét tuyển bằng “công nghệ nhào nặn luyện thi + quan hệ” đang tồn tại như hiện nay?

–   Khả năng của từng học sinh là rất đa dạng, trong khi thước đo của môi trường chuyên/chọn vẫn đóng khung trong một vài môn học chuyên sâu với chương trình nặng về lý thuyết đã khá lạc hậu, thiếu cập nhật và thực tế. Đội ngũ giáo viên giỏi nhưng phần lớn dành thời gian cho “kiến thức sách vở”, thiếu không gian cho sự mở mang, cập nhật, linh hoạt, sáng tạo khác. Đó là chưa kể để được “gắn mác” là học sinh trường chuyên, một bộ phận không nhỏ các em chấp nhận vào những lớp chuyên ít “hot” hơn, ít cạnh tranh hơn dù đó không phải là môn học hay lĩnh vực sở trường.

–   Điều quan trọng nhất: triết lý giáo dục của môi trường chuyên/chọn bao năm nay vẫn không có nhiều thay đổi, cập nhật theo nhu cầu phát triển của xã hội, vẫn đề cao chạy đua về thành tích học thuật thay vì các kỹ năng và năng lực cần có của thế kỷ 21 – khi giáo dục thế giới đề cao tăng cường trải nghiệm, các kỹ năng giải quyết vấn đề, ứng dụng thực tế, ứng dụng công nghệ và tự do sáng tạo.

Giá Trị Tốt Đẹp Nào Cần Được Giữ Lại?

Vậy tính chất nào của trường chuyên cần được giữ lại để thiết kế các giải pháp phù hợp, tạo ra một môi trường phát huy những tính chất tốt đẹp, giá trị ý nghĩa thực sự? Đó chính từ quan điểm xuất phát tạo ra trường chuyên: Không Đánh Đồng Thiên Hướng Và Khả Năng Của Con Người để tạo ra một môi trường tối ưu hóa sự phát triển của những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực của họ.

Rõ ràng mỗi cá nhân là một cá thể với những thiên hướng, sở thích, khả năng và nhịp độ học tập khác nhau. Nếu họ phải học cùng một chương trình, cùng một nhịp độ bình thường với những người khác thì sẽ không thể phát huy tối đa khả năng của mình được. Việc tập trung được những học sinh chung một say mê, cùng một trình độ, nói chung một “ngôn ngữ”, đi được cùng một dải nhịp độ, sẽ áp dụng được một chương trình và các phương pháp dạy và học theo hướng nâng cao, chuyên sâu một cách dễ dàng hơn. Cộng thêm với việc được học tập trong một môi trường với những trí tuệ xuất sắc cả từ thầy cô và bạn học sẽ càng tạo thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các cá nhân nỗ lực vươn Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên dù đã từng có được ở môi trường chuyên/chọn cũng chỉ đúng với khái niệm cách đây hơn hai mươi năm trở về trước chứ không còn là tính chất độc quyền trong thời đại ngày nay.

Giải pháp nào mở ra cơ hội học tập chuyên sâu, nâng cao, mở rộng cho tất cả các học sinh có khả năng? Rốt cuộc, giá trị thực sự của giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu làm việc và sống hạnh phúc là gì? Xin vui lòng đón đọc Kỳ 2 của loạt bài viết trong chuyên mục Góc nhìn Giáo dục.

Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường PTLC Edison

Các bài viết liên quan

CÁC ĐỘI TUYỂN ROBOTICS EIDSON SCHOOLS TỎA SÁNG TẠI VÒNG ĐẤU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG – VEX ROBOTICS 2025

Trong 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật, các đội Robotics Edison Schools An Khánh và Edison Schools Ecopark đã tham gia thi Vòng đấu Khu vực Đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam VEX Robotics 2025 và đã đạt được những kết quả đáng tự hào ở […]

Tiểu học

HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG: EDISON SCHOOLS CHUNG TAY XÂY DỰNG PHÒNG HỌC MẦM NON TẠI LÀO CAI

Ngày 14/12, đại diện Edison Schools cùng với các nhà tài trợ và hảo tâm đã cùng có mặt tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nơi đây là một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất cả về con người lẫn tài sản do cơn bão số 3 gây […]

Tin tức chung

NGÀY HỘI TRẢI NGHIỆM – CHRISTMAS ALL STARS TẠI EDISON SCHOOLS AN KHÁNH

Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến. Khắp nơi nơi đều khoác lên những tấm áo đầy màu sắc rực rỡ để chào đón những món quà Noel đầy ý nghĩa từ gia đình, người thân và bạn bè. Edison Schools An Khánh cũng rất vui mừng và hào hứng khi được dành tặng cho […]

Tin tức chung