Những điều cần biết về “câu bị động đặc biệt” - Edison Schools

Những điều cần biết về “câu bị động đặc biệt”

Những điều cần biết về “câu bị động đặc biệt”

Những điều cần biết về “câu bị động đặc biệt”

04/08/2022

Là một dạng nâng cao của câu bị động, “câu bị động đặc biệt” thường rất hay bị nhầm lẫn bởi sự đa dạng của nó. Vì thế hôm nay Edison Schools đã soạn riêng bài viết này dành cho bạn! Cùng theo dõi với Edison Schools nhé!!!

câu bị động đặc biệt

Câu bị động đặc biệt với hai tân ngữ

Đây là loại câu với hai tân ngữ gián tiếp và trực tiếp.

Lưu ý 1: 

  • Tân ngữ trực tiếp là vật chịu tác động trực tiếp của động từ.
  • Tân ngữ gián tiếp là vật chịu tác động gián tiếp của động từ.

Ví dụ:

  • She wrote me a letter. (Cô ấy viết cho tôi một bức thư)

me: là tân ngữ gián tiếp (iO)

a letter: là tân ngữ trực tiếp (dO) vì nó chịu tác động trực tiếp của động từ “wrote”. Cô ấy viết lá thư rồi mới đưa cho tôi.

  • Tân ngữ trực tiếp thường  là đồ vật, tân ngữ gián tiếp thường là người.

Từ lưu ý 1 ta có thể rút ra một cấu trúc câu chủ động có hai tân ngữ như sau:

S + V + iO + Od

Và khi ta chuyển đổi câu này sang bị động, chúng được chia thành hai trường hợp:

Trường hợp 1: Tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ chính trong câu bị động

S + be + V3 + dO

Ví dụ: 

  • Chủ động: She wrote me a letter.
  • Bị động: I was written a letter (by her).

Trường hợp 2: Tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ chính trong câu bị động

S + be + V3 + giới từ + iO

Ví dụ:

  • Chủ động: She wrote me a letter.
  • Bị động: A letter was written for me (by her).

Câu bị động đặc biệt với Modal Verb (Động từ khiếm khuyết)

Lưu ý 2: Các động từ khiếm khuyết:

  • Can
  • Could
  • Should
  • May
  • Might
  • Need
  • Must
  • Ought to.

Cấu trúc chủ/bị động của câu khi sử dụng động từ khiếm khuyết:

Chủ động: S + Modal V + V0 + O

Bị động: S + modal V + be + V3 + (+ by + O).

Ví dụ:

Chủ động:

  • I must finish this homework. (Tôi cần phải hoàn thành bài tập này).

hoặc

  • Susan can eat 5 bowls of rice. (Susan có thể ăn 5 bát cơm).

Bị động:

  • This homework must be finished (by me).
  • 5 bowls of rice can be eaten by Susan.

Câu bị động đặc biệt với cấu trúc câu mệnh lệnh

Lưu ý 3:

  •  Raise your hand. (Giơ tay lên)
  • Turn off the light. (Tắt đèn đi)

Đó là câu mệnh lệnh trong tiếng anh.

Từ đó ta suy ra được:

Thể chủ động của câu mệnh lệnh là:

V + O

Thể bị động của câu mệnh lệnh là:

S + should/must + be + V3

Ví dụ 1:

Chủ động: Open the book! (Mở sách ra).

Bị động: The book must be opened. (Sách phải được mở ra).

Câu bị động đặc biệt với cấu trúc chủ ngữ giả “It”

Câu chủ động: 

S + be + adj + (for sb) + to do sth

Câu bị động với cấu trúc chủ ngữ giả “It”:

It + be + adj + for sth to be done

Ví dụ:

  • Chủ động: The child is very self-dependent to eat on his own. (Đứa trẻ rất là tự lập khi tự ăn một mình).
  • Bị động: It is very self-dependent for the child to be eaten on his own. (Việc đứa trẻ tự ăn một mình rất là tự lập).

Câu bị động đặc biệt với động từ khởi phát 

4 động từ khởi phát trong tiếng Anh bao gồm: “make”, “let”, “have”, “get”.

“Let” Câu chủ động với “let”: 

S + Let (any tense) + O + V Bare

*any tense: bất cứ thì gì (hiện tại đơn, quá khứ đơn,….)

Câu bị động: do “Let”  bị động nên chúng ta dùng “Allow” để thay thế:

S + Allow (any tense) + O+ to V.

Ví dụ:

  • Chủ động: My sister lets me play with her toys. (Chị tôi cho tôi chơi với đồ chơi của chị ấy)
  • Bị động: My sister allows me to play with her toys.

“Make”

Câu chủ động với “Make”

S + Make (any tense) + O + V Bare

Câu bị động có cấu trúc tương tự như chủ động:

S + Make (any tense) + (O) + to V

Ví dụ: 

  • Chủ động: The comic made my brother believe in superheroes. (Quyển truyện tranh khiến em tôi tin vào siêu anh hùng).
  • Bị động: My brother was made to believe in superheroes.

“Have”

Chủ động:

S + Have (any tense) + O + V Bare

Bị động: 

S + Have (any tense) + O + V3 + (by Sb)

Ví dụ:

  • Chủ động: Susan had her birthday cake make for her by Tim. (Susan nhờ Tim làm giúp cô ấy chiếc bánh sinh nhật).
  •   Bị động: Susan had her birthday cake made.

“Get”

Chủ động: 

S + Get (any tense) + O  + to V

Bị động: 

S + Get (any tense) + O + V3 + (by Sb) hoặc S + Get (any tense) + V3 + (by sb)

Ví dụ:

  • Chủ động: John got his car to fix.
  • Bị động: John car got fixed hoặc John got his car fixed.

Đó là những cấu trúc “câu bị động đặc biệt” mà Edison Schools biên soạn dành riêng cho bạn! Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong tương lai nhé!! Stays tune.

câu bị động đặc biệt

>>> Xem thêm các bài viết khác tại: https://edisonschools.edu.vn/

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học